Bố trí Bảo_tàng_Sukiennice

Bố trí của phòng trưng bày giống với một cuộc triễn lãm tranh của thế kỷ 19. Mỗi phòng trong bốn khán phòng triển lãm lớn được xác định theo thời kỳ lịch sử và chủ đề thường xoay quanh một bức tranh trung tâm mở rộng ra toàn bộ giai đoạn nghệ thuật.[1]

Phòng Bacciarelli

Phòng Khai sáng hay còn gọi là Phòng Bacciarelli, đặc trưng với các chân dung phong cách Baroque thời kỳ sau, Rococo, và cổ điển thế kỷ 18 của triều đình Stanisław August cũng như các bức tranh lịch sử và các cảnh chiến đấu của người Ba Lan và nước ngoài thời tiền La Mã; đáng chú ý nhất là các tác phẩm của Marcello Bacciarelli, Josef Grassi, Giambattista Lampi, Per Krafft, Józef Pitschmann, Aleksander Orłowski, Franciszek Smuglewicz, Michał Stachowicz, Kazimierz Wojniakowski và các nghệ sĩ khác.[4]

Phòng Michałowski

Phòng Piotr Michałowski còn được gọi là Phòng của Chủ nghĩa lãng mạn hay thời kỳ nổi loạn gồm các tác phẩm của Artur Grottger và các cảnh chiến đấu của riêng Michałowski với bức "Somosierra" nổi tiếng cũng như các tranh của "The Cardinal" (Đức Hồng Y), "Seńko" và các bức chân dung trên lưng ngựa. Các nghệ sĩ khác gồm có Henryk Rodakowski, Jan Nepomucen Głowacki – cha đẻ của trường phái vẽ phong cảnh của Ba Lan, Józef Simmler và Aleksander Józef Płonczyński.[5]

Phòng Siemiradzki

Phòng Henryk Siemiradzki với chủ đề Vòng quanh Học viện với kiệt tác Nero’s Torches (Những ngọn đuốc của Nero) được trưng bày một cách nổi bật, đây là một món quà của nghệ sĩ Siemiradzki vốn đã nổi tiếng trên thế giới, tặng cho Bảo tàng, được vẽ khoảng năm 1876. Chủ đề triển lãm của phòng xoay quanh nghệ thuật cuối thế kỷ 19; các cảnh thần thoại và kinh thánh, các sự kiện lịch sử lớn, chủ đề độc lập, tranh phong cảnh và tĩnh vật. Các nghệ sĩ nổi bật gồm Jan Matejko, Wojciech Gerson, Jacek Malczewski, Tadeusz Ajdukiewicz cũng như Władysław Łuszczkiewicz, Henryk Rodakowski và các nghệ sĩ khác. Sau đợt bảo tồn lớn năm 2007, bức tranh panorama lịch sử Thần phục Phổ của Matejko cũng được trưng bày nổi bật ở đây.[6][7]

Phòng Chełmoński

Phòng Józef Chełmoński còn được gọi là Phòng của Chủ nghĩa hiện thực, Trường phái ấn tượng và Trường phái tượng trưng Ba Lan; căn phòng dành cho các xu hướng mới của nghệ thuật Ba Lan cuối thế kỷ 19 với các tranh phong cảnh và thể loại, tranh chân dung, cảnh chiến đấu và cảnh trong nước của các họa sĩ hàng đầu của phong trào Ba Lan trẻ, đáng chú ý có Chełmoński với tác phẩm Xe bốn ngựa (Czwórka, tranh tả cảnh), MaksymilianAleksander Gierymski, Józef Pankiewicz, và Leon Wyczółkowski (họa sĩ nổi bật của trường phái ấn tượng); các tranh của Wojciech Gerson, Julian Fałat, Adam Chmielowski, Stanisław Masłowski ("Trăng lên") và Józef Brandt, cũng như bức Mê hoặc hay Cuồng điên khổ lớn và gây nhiều tranh cãi (1894, tranh tả cảnh) của Władysław Podkowiński và nhiều họa sĩ khác. Trường phái tượng trưng được đại diện bởi tác phẩm nghệ thuật của Jacek Malczewski.[8]

Điêu khắc

Các tác phẩm điều khắc bao gồm "Gladiator" (Đấu sĩ) của Pius Weloński, "Salome" của Walery Gadomski, "Perseus With the Head of Medusa" (Perseus với đầu của Medusa) của Piotr Wójtowicz, "Bacchante" của Teodor Rygier – tác giả của Đài tưởng niệm Adam Mickiewicz được trang hoàng ngay lối vào của Bảo tàng, phía đông Quảng trường chính Kraków; "Sadness" (U sầu) của Antoni Pleszowski, "Napoleon on Horseback" (Napoléon trên lưng ngựa) của Piotr Michałowski và "A Slav Breaking Chains" (Người Slav phá gông xích) của Stanisław Lewandowski. Trong số các tác phẩm điêu khắc chân dung trong bộ sưu tập của Bảo tàng, có chân dung tự họa của Piotr Michałowski, "Mickiewicz Awaking the Genius of Poetry" (Mickiewicz thức tỉnh Thiên tài thơ ca) của Antoni Kurzawa, "Portrait of Aleksander Gierymski" (Chân dung Aleksander Gierymski) của Antoni Madeyski, "Instigations of Love" (Sự xúi giục của ái tình) của Wiktor Brodzki, "After a Bath" (Sau khi tắm) của Piotr Wójtowicz và "Greyhound" của Antoni Madeyski.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảo_tàng_Sukiennice //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.culture.pl/muzea/-/eo_event_asset_publi... http://krakow.gazeta.pl/krakow/1,44425,11015207,_H... http://www.muzeum.krakow.pl/About-the-museum.61.0.... http://www.muzeum.krakow.pl/Historia.9.0.html http://www.muzeum.krakow.pl/Sala-Bacciarellego-Osw... http://www.muzeum.krakow.pl/Sala-Chelmonskiego-Rea... http://www.muzeum.krakow.pl/Sala-Michalowskiego-Ro... http://www.muzeum.krakow.pl/Sala-Siemiradzkiego-Wo... https://web.archive.org/web/20120229090915/http://...